Theo thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại xã Hướng Phùng và xã Húc huyện Hướng Hóa; tính đến 16 giờ ngày 09/8/2024 đã có 31 con bò mắc bệnh Lở mồm long móng, chết 1 con.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan rất cao. Để chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Nhân dân, UBND huyện Vĩnh Linh yêu cầu các xã, thị trấn chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng chống bệnh Lở mồm long móng phù hợp với điều kiện của địa phương; chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chủ động phòng chống dịch theo quy định.
Các địa phương phối hợp với ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và chấp hành tốt công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; mua, bán gia súc phải rõ nguồn gốc, được tiêm phòng các loại vắc xin, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn dịch bệnh. Chỉ đạo người chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ gia súc thực hiện tốt “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc bệnh, chết; không vứt gia súc chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.
Khi phát hiện trong thôn, bản, khu phố, xã, thị trấn có gia súc nghi mắc bệnh, phải báo ngay cho UBND xã, thị trấn và Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện biết để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn. Tổ chức kiểm tra các điểm giết mổ gia súc trên địa bàn, yêu cầu các chủ cơ sở này cam kết thực hiện nghiêm các quy định, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan rất cao. Để chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Nhân dân, UBND huyện Vĩnh Linh yêu cầu các xã, thị trấn chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng chống bệnh Lở mồm long móng phù hợp với điều kiện của địa phương; chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chủ động phòng chống dịch theo quy định.
Các địa phương phối hợp với ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và chấp hành tốt công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; mua, bán gia súc phải rõ nguồn gốc, được tiêm phòng các loại vắc xin, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn dịch bệnh. Chỉ đạo người chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ gia súc thực hiện tốt “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc bệnh, chết; không vứt gia súc chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.
Khi phát hiện trong thôn, bản, khu phố, xã, thị trấn có gia súc nghi mắc bệnh, phải báo ngay cho UBND xã, thị trấn và Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện biết để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn. Tổ chức kiểm tra các điểm giết mổ gia súc trên địa bàn, yêu cầu các chủ cơ sở này cam kết thực hiện nghiêm các quy định, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan rất cao. Để chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Nhân dân, UBND huyện Vĩnh Linh yêu cầu các xã, thị trấn chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng chống bệnh Lở mồm long móng phù hợp với điều kiện của địa phương; chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chủ động phòng chống dịch theo quy định.
Các địa phương phối hợp với ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và chấp hành tốt công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; mua, bán gia súc phải rõ nguồn gốc, được tiêm phòng các loại vắc xin, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn dịch bệnh. Chỉ đạo người chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ gia súc thực hiện tốt “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc bệnh, chết; không vứt gia súc chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.
Khi phát hiện trong thôn, bản, khu phố, xã, thị trấn có gia súc nghi mắc bệnh, phải báo ngay cho UBND xã, thị trấn và Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện biết để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn. Tổ chức kiểm tra các điểm giết mổ gia súc trên địa bàn, yêu cầu các chủ cơ sở này cam kết thực hiện nghiêm các quy định, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.