1. Ai có thể hiến tạng?
Bất kỳ ai đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không giới hạn giới tính, tín ngưỡng đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến sau khi chết, chết não và hiến xác.
Pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý của cha mẹ trong đơn đăng ký hiến tặng, tuy nhiên khuyến khích có sự đồng ý của gia đình vì trong trường hợp nếu đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não mà gia đình không biết sẽ khó khăn trong việc báo tin cho cơ sở y tế hoặc tránh sự phản đối của gia đình trong trường hợp hiến khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, làm cho không thực hiện được ý nguyện hiến tặng của mình.
- Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não.
- Đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.
2. Ghép mô, tạng là gì?
Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như suy thận mãn, suy gan, suy tim, suy tuỷ, hỏng giác mạc...
Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối bằng cách lấy tạng của người hiến để ghép cho người bệnh. Ngoài thận và gan có thể hiến tặng khi người hiến còn sống, hầu hết các mô và tạng khác chỉ được lấy và ghép cho người bệnh khi người hiến mô, tạng đã chết, chết não
3. Hiến tạng để làm gì?
Nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam là rất lớn, cả nước hiện có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận. Về ghép gan, chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan. Hiện cả nước có khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...
Theo GS.TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng bộ môn Tiết niệu học, bệnh viện Đại học Y Dược, TPHCM (nguyên Trưởng khoa Tiết niệu bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: “Với những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, việc chạy thận nhân tạo có thể giúp kéo dài thời gian chờ đợi để được ghép. Nhưng với những bệnh nhân bị bệnh u gan, xơ gan, thời gian sống chỉ còn tính bằng tháng nên nhiều trường hợp đã không thể chờ nguồn tạng cho”.
Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống cho hơn 10 người khác.
4. Cơ quan nào điều phối việc hiến, lấy, ghép mô, tạng của Việt Nam
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có nhiệm vụ chính trong việc điều phối việc lấy, ghép mô, tạng để cứu chữa người bệnh theo đúng quy định của pháp luật và đạo đức
5. Quyền lợi của người hiến tạng?
5.1. Quyền lợi của người hiến mô?
- Người đã hiến mô (khi còn sống) được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
- Người hiến mô sau khi chết (giác mạc): Người hiến giác mạc sẽ được tôn vinh, gia đình người hiến giác mạc sẽ được trao tặng bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp. Thân nhân người hiến tặng giác mạc sẽ được ưu tiên trong khám, chữa mắt và đặc biệt được ưu tiên ghép giác mạc trong trường hợp họ bị mắc bệnh về giác mạc và cần phải ghép thay thế.
5.2. Quyền lợi của người hiến tạng khi còn sống?
- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tạng tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí.
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
- Được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế.
- Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
5.3. Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác?
Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
6. Ý nghĩa của việc hiến tạng khi còn sống và sau khi chết?
- Người khi còn sống có thể hiến: 01 lá gan hoặc một phần của lá gan; 01 quả thận, da, xương...
- Một người chết/chết não có thể hiến được các mô, tạng sau: 01 quả Tim, 01 lá Gan, 02 quả Thận, 01 Tụy, 02 lá phổi, 02 giác mạc, da, xương, gân, sụn…
Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Tầng 2, nhà C2, Bệnh viện Việt Đức).
Bước 4: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia gửi thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng cho người đăng ký hiến mô, tạng.
Địa chỉ liên hệ: Hội Chữ thập đỏ huyện Vĩnh Linh: số 1, Huyền Trân Công Chúa, Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hội Chữ thập đỏ tỉnh số 181 Lý Thường Kiệt, Đông Hà, Quảng Trị; hotline: 0911494050 hoặc 0233.3568244